HomeCộng đồng5 Cách “thải độc” mạng xã hội

5 Cách “thải độc” mạng xã hội

-

Mạng xã hội đang chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi người chúng ta. Đó là thứ đầu tiên chúng ta kiểm tra ngay khi thức dậy và là thứ cuối cùng phải xem trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, liệu tương tác quá nhiều với mạng xã hội có làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần không?

Một cuộc nghiên cứu gần đây từ Journal of Mental Health đã chỉ ra rằng, mạng xã hội không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Theo đó, tác động tiêu cực hay tích cực được quyết định bởi cách thức sử dụng của người dùng. Do vậy, tìm cách cân bằng và phát triển các thói quen lành mạnh khi dùng mạng xã hội là điều thiết yếu để đảm bảo những tác động tích cực ảnh hưởng lên đời sống của bạn.

Đây là những cách giúp bạn “Thải Độc” Mạng Xã Hội để có Tư Duy Tích cực

1. Đặt ra giới hạn!

Chúng ta thường dành bất kỳ thời gian rảnh rỗi nào để lướt mạng xã hội và xem người khác đang làm gì. Rất nhanh và không cần suy nghĩ. Và vì vậy, bỗng nhiên nó trở thành bản năng thứ hai khi chúng ta hình thành xu hướng so sánh cuộc sống của mình với cuộc sống của người khác trên mạng xã hội. Nếu đời chúng ta không hay ho, không được thú vị như họ, chúng ta lại cảm thấy chán chường, tồi tệ, điều này có thể rất độc hại. Chuyện đầu tiên bạn cần làm là đặt ra giới hạn sử dụng mạng xã hội. Bạn có thể tự giới hạn bản thân bằng cách đề ra lượng thời gian cho việc lướt mạng xã hội mỗi ngày. Điều này tuy đơn giản nhưng giúp bạn tập trung hơn nữa vào bản thân và làm những việc tốt cho sự phát triển của chính mình.

2. Lựa chọn danh sách theo dõi

Chúng ta vẫn thường đánh giá quá cao hạnh phúc và thành tích của người khác trong cộng đồng trực tuyến. Suy nghĩ này không hề lành mạnh vì nó khiến chúng ta luôn có cảm giác vẫn chưa làm được gì tốt đẹp cho đời. Bạn ạ, chẳng có cuộc đời nào là hoàn hảo cả và cách tốt hơn hết là nên theo dõi những người phản ánh đúng thực tế cuộc sống thay vì những người tô vẽ và sống ảo cuộc đời của họ trên mạng xã hội. Hãy bỏ theo dõi những người khiến cho bạn có cảm giác thua kém, không đạt được thành tựu nào cho đời mình và theo dõi những người sáng tạo, thích truyền cảm hứng cho người khác trở nên tốt đẹp hơn, và quan trọng là, dùng mạng xã hội để lan tỏa chủ nghĩa tích cực.

3. Nghĩ trước khi đăng bài

Hãy suy nghĩ trước khi đăng bài! Nhưng hãy đăng bài. Và có những đổi mới! Chia sẻ những ý tưởng sáng tạo. Làm video, blog hoặc chụp những thứ bạn yêu thích. Cho thế giới biết chiếc bánh bạn nướng tặng người bạn thân hay một bức tranh bạn vừa hoàn thành hoặc bài hát hay ho nào đó bạn đệm cùng đàn guitar. Bạn có thể thoải mái tận hưởng mạng xã hội khi chia sẻ đam mê và kết nối với mọi người. Cũng giống như bạn muốn theo dõi những người truyền cảm hứng cho mình, bạn cũng nên hướng đến một con người nguyên bản và “đời thực” để truyền cảm hứng cho khán giả của mình bằng cách chia sẻ thực tâm niềm đam mê từ chính bản thân bạn.

4. Đặt sức khỏe tinh thần lên hang đầu

Nếu bạn là người hoạt động tích cực trên mạng xã hội vì bất kỳ lý do nào, chúng tôi hiểu rằng, đôi khi bạn sẽ gặp quá tải với lượng tin nhắn và thông báo liên tục đổ về. Và vì vậy, việc giảm dần tương tác trên mạng xã hội sẽ mất một khoảng thời gian. Không có gì nên được ưu tiên hơn sức khỏe tinh thần của mình cả, và bạn không nên cảm thấy bị ép buộc phải dùng mạng xã hội cho dù nó có phổ biến thế nào đi chăng nữa. Nếu điều này khiến bạn stress, có lẽ bạn nên nghĩ đến việc xóa các ứng dụng không cần thiết này hoặc tạm thời nghỉ dùng mạng xã hội một thời gian, hay thậm chí thỉnh thoảng tắt thông báo để bạn được kiểm soát chúng bất cứ khi nào bạn muốn.

Một số lời khuyên nho nhỏ dành cho bạn để “Thải độc” từ mạng xã hội như sau:

Không mang các thiết bị lên giường ngủ

Cài đặt nhắc nhở ứng dụng để bạn biết mình đã dành bao nhiêu thời gian cho nó.

Thay thế thời gian dùng mạng xã hội bằng những hoạt động khác như đọc sách, nghe nhạc, chơi game hoặc học một kỹ năng mới.

Thời đại ngày nay quả là rất khó khăn nếu sống thiếu mạng xã hội nhưng chúng ta có thể giới hạn thời gian sử dụng chúng. Hãy chia sẻ đam mê của mình, thiết lập giới hạn thông minh, đồng thời, dùng mạng xã hội cho việc giao tiếp “thực” và các mục đích cụ thể khác. Như vậy, bạn mới có thể làm cho mạng xã hội lành mạnh hơn.

MUST READ